Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân, truyện ngắn là hành trình tìm về một thời xa xưa và nơi ấy tồn tại vẻ đẹp đích thực của tâm hồn con người. Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tùNguyễn Tuân là nhà văn có quan niệm sáng tác vô cùng đúng đắn, nhờ sự tài hoa và uyên bác của mình nên ông đã gây ấn tượng với bạn đọc bằng chất văn hết sức độc đáo. Tác giả đã đi hết chiều dài đất nước để tìm kiếm cái đẹp nghệ thuật, tất cả những nơi từng in dấu chân Nguyễn Tuân đều trở thành nguồn cảm hứng trong những tác phẩm của ông. Vì sinh ra trong gia đình là nhà nho cuối mùa, con của cụ Tú kép tài hoa nhưng bất đắc chí nên từ nhỏ Nguyễn Tuân đã ảnh hưởng tính cách ngông nghênh và kiêu bạc của cha mình. Chính điều này đã quyết định đến giọng văn đặc biệt của ông, phong cách sáng tác ấy đã lột tả trọn vẹn cái đẹp qua ngòi bút tinh tế hơn người của tác giả. Nhà văn Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm cái đẹp Đó là những áng văn trữ tình mềm mại trong Tóc chị Hoài, muôn mảnh trời quê hương hùng vĩ nên thơ qua tùy bút Người lái đò Sông Đà, khúc ca lai láng của tài năng và tấm lòng ở Chữ người tử tù. Truyện ngắn được in lần đầu tiên vào năm 1938 trên tạp chí Tao đàn và sau này thì đưa vào tập Vang bóng một thời, tác phẩm ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng nhưng sau này thì đổi lại thành Chữ người tử tù. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao với quản ngục, họ là những con người có lý tưởng và mục tiêu khác nhau như hai đường thẳng song song nhưng cuối cùng lại gặp nhau trong một hoàn cảnh vô cùng bất ngờ. Huấn Cao là người bất mãn với thời cuộc nên dấy binh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng sau lại thất bại và trở thành bị kết án tử hình, trước khi ra pháp trường thì ông bị bắt giam trong một nhà tù. Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn nổi bật của tập Vang bóng một thời Ở đây ông được biệt đãi khác thường khi được quản ngục cho rượu thịt chứ không phải là cơm thừa canh cặn mà lẽ ra một tù nhân phải nhận lấy, không chỉ thế mà người quản lý nhà tù ấy còn tỏ thái độ khép nép và e dè trước ông. Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc dâng rượu với đồ nhắm, người thơ lại lễ phép nói một câu: Thầy Quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Ở trong buồng đây, lạnh lắm. Sau này, những thắc mắc này được giải đáp khi người thầy thơ lại kể về tấm lòng yêu mến cái đẹp và quý trọng người tài của quản ngục. Khi đó thì Huấn Cao mới nhận ra mọi chuyện, trước ngày ra pháp trường thì ông đã đồng ý cho chữ và đó là một cảnh tượng vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng. Đây chính là giao điểm của hai trái tim đồng điệu và tri âm lẫn nhau, Huấn Cao đã gặp được một tấm lòng cao quý từ con người tưởng chừng như là xấu xa và quản ngục đã được thỏa mãn ước nguyện, sau thì tỉnh ngộ với nghề nghiệp bản thân rồi quyết định thay đổi để tìm về bản ngã của chính mình. Chữ người tử tù là sự tôn vinh thiên lương con người bằng nghệ thuật xây dựng bối cảnh tương phản của Nguyễn Tuân, từ đó để bạn đọc thấy được rằng cái đẹp vẫn luôn hiện hữu ở bất cứ nơi nào, tiếng nói tri âm giữa con người với nhau luôn là điều đáng trân trọng đến muôn đời. Mỗi nhân vật đều mang một nét đẹp độc đáo riêng biệt đáng trân trọng và học hỏiHuấn Cao là nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của Cao Bá Quát, khi Nguyễn Tuân nghe về giai thoại viết chữ đẹp của tài nhân họ Cao này thì có cảm hứng để sáng tác Chữ người tử tù. Có thể nói, mặc dù chỉ là xây dựng qua những chi tiết nhỏ nhặt nhưng Huấn Cao đã thể hiện đầy đủ những đức tính cao quý của Cao Bá Quát, con người của ông được gói gọn trong ba từ là tài-dũng-tâm. ![]() Cao Bá Quát là nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao Viết chữ thư pháp là một nghệ thuật đòi hỏi nhiều khả năng của con người, bởi vì người biết viết thì chưa chắc đã viết đẹp, khi con chữ có thể truyền hồn của người viết thì đó mới là nghệ thuật thư pháp thật sự. Trong tác phẩm, Huấn Cao là một nhân tài hiếm có khi nét chữ của ông có thể lột tả mọi cảm xúc của mình với người khác, bởi thế mà khi nói đến Huấn Cao thì người đọc có thể cảm nhận rõ ràng rằng ông rất tài năng. Huấn Cao là một người có khí phách anh dũng, chỉ vì quá bất mãn với triều đình nên không ngần ngại dấy binh khởi nghĩa và kể cả khi bị bắt cũng không hề sợ hãi mà bình tĩnh đón nhận kết cục. ngập ngừng báo luôn tin buồn cho ông Huấn biết về việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao trầm ngâm rồi mỉm cười. Sự dũng cảm của ông còn biểu hiện ở việc không sợ cường quyền hay tham lam của cải mà viết chữ, đến ngày sắp ra pháp trường tử hình thì Huấn Cao cũng chẳng hề nao núng mà chỉ tập trung cho chữ quản ngục. Cả cuộc đời của ông tung hoành ngang dọc, mang nhiều hoài bão lớn lao nên cái chết, sự đau khổ, quyền vị hay tiền bạc chẳng thể lay động được mà điều khiến Huấn Cao sợ nhất chính là phụ lòng người khác. Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Điểm yếu duy nhất ấy đã cho thấy cái tâm của ông, ngày trước khi ra pháp trường tử hình thì điều Huấn Cao băn khoăn nhất chính tấm lòng của quản ngục. Ông đã bỏ qua mọi hiểu lầm trước đây giữa hai người để cảnh cho chữ diễn ra vô cùng thiêng liêng và đẹp đẽ, ngay trong giây phút sắp rời khỏi cuộc đời ấy thì Huấn Cao vẫn bình tĩnh viết bức châm rồi lại khen thoi mực thơm, chính chi tiết ấy đã cho thấy tâm hồn nghệ sĩ của ông. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục rời khỏi nhà tù để tìm đến một nơi khác tốt hơn và theo đuổi niềm say mê của mình, trong khoảnh khắc ông tận tâm như thế khiến cho bạn đọc đều cảm thấy rằng Huấn Cao và quản ngục dường như chưa từng có hiểu lầm nào. Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Cái cúi đầu ở phần kết thúc tác phẩm không khiến cho quản ngục kém cỏi đi mà còn cho thấy đây là một người có thiên lương cao quý, từ đó mà độc giả có thể hiểu được rằng khi gặp được tiếng nói tri âm thực sự thì con người sẽ có thể sống đúng với cốt cách và bản ngã của mình. Nhân vật Huấn Cao là biểu trưng cho cái đẹp của chính nghĩa và khí phách, những tính cách của nguyên mẫu Cao Bá Quát đã được lột tả trọn vẹn qua ngòi bút tinh tế hơn người của Nguyễn Tuân. Nét chữ đẹp cùng một tâm hồn nghĩa khí, cái tài cái dũng và cái tâm của Huấn Cao đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc như là tên tuổi của tài nhân Cao Bá Quát vang danh đến muôn đời. ![]() Tác phẩm Chữ người tử tù được đưa vào chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông Quản ngục không có danh tính cụ thể, chính điểm này đã khái quát bối cảnh nước ta thời đó rằng có rất nhiều người đi sai đường, bị sa vào cái xấu xa tàn ác dẫu là mang một trái tim lương thiện. Có thể nói quản ngục sống rất khép kín, chỉ đến khi Huấn Cao sắp bị hành hình thì ông mới dám bộc lộ tấm lòng của mình với thầy thơ lại. Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời nữa. Quản ngục cũng là một người dũng cảm giống như Huấn Cao khi ông biệt đãi tù nhân bằng rượu thịt, nếu như việc này bị cấp trên phát hiện thì hậu quả vô cùng nặng nề nhưng sau cùng vì muốn có được chữ của Huấn Cao nên quản ngục đã mạo hiểm như vậy. Nói đến nhân vật này thì bạn đọc đều đọng lại trong tâm trí một trái tim lương thiện, biết quý trọng người tài và yêu mến cái đẹp. Quản ngục là một người hiếm gặp khi sống trong nhà tù xấu xa mà vẫn giữ trọn tâm hồn đẹp đẽ, hơn nữa là lúc ông nghe lời khuyên của Huấn Cao xong thì tự nhận rằng mình là kẻ ngu muội dẫu đó là lời của một tên tử tù sắp bị hành hình. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông trời hay chôi ác đày ải những cái thuần túy vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời kiếp với lũ quay quắt. Có thể nói, quản ngục được Nguyễn Tuân khắc họa từ những chi tiết nhỏ nhất để tôn vinh bản ngã con người và cho thấy ý nghĩa của những tâm hồn tri âm. Huấn Cao và quản ngục là đại diện cho hai tiếng nói đồng điệu gặp nhau trong một khung cảnh tăm tối, giữa họ không có rào cản vị thế mà là trái tim say đắm nghệ thuật và thiên lương quý mến cái đẹp. Cả hai nhân vật mang những vẻ đẹp tính cách khác biệt nhau nhưng suy cho cùng, Huấn Cao với quản ngục đều rất đáng để bạn đọc trân trọng và học hỏi. Bắt gặp một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong Chữ người tử tùKhi hai con người giống như hai đường thẳng song song tưởng chừng như không bao giờ gặp mặt nhưng rồi tìm được đối phương ở nhà tù với tấm lòng tri kỷ, cảnh tượng cho chữ thiêng liêng đã kết nối hai trái tim cao cả ấy. Một trong những biện pháp tạo hiệu quả nghệ thuật nhiều nhất cho tác phẩm chính là tạo dựng khung cảnh, tình huống và hình tượng nhân vật. Ngay từ đầu, độc giả đã thấy được sự đối lập khi quản ngục lại khép nép trước tử tù mà không hành hạ, chửi bới đúng nghĩa một phản đồ phải chịu. Chính vì như thế mà tù nhân như Huấn Cao không những không chịu phạt mà còn nhận ưu đãi hậu hĩnh, có được sự tôn trọng tuyệt đối từ quản ngục. Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Đây chính là nét tương phản nổi bật trong truyện ngắn, tạo cho độc giả sự tò mò và càng về sau, Nguyễn Tuân đã hé mở nội dung đầy ý nghĩa. ![]() Hình ảnh minh họa cảnh cho chữ đầy thiêng liêng và xúc động của Huấn Cao Có thể nói rằng sự thành công của nghệ thuật tương phản trong Chữ người tử tù được biểu hiện rõ nhất ở cảnh cho chữ bởi nếu đúng lẽ thường thì bức châm phải được viết tại một nơi trang trọng nhưng trong tác phẩm lại là nhà tù bẩn thỉu. Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Hơn nữa, người cho chữ không phải là một nho sĩ đạo mạo mà lại là một tử tù trong tình trạng bị giam giữ và người nhận chữ vốn dĩ ở địa vị cao nhưng khúm núm, bên cạnh có thầy thơ lại cũng vô cùng xúc động. Ngay sau khi viết xong bức châm, Huấn Cao có cho một lời khuyên và cái cúi đầu của quản ngục khiến bạn đọc nhớ đến câu nói nổi tiếng của Cao Bá Quát: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. Tạm dịch là: Mười năm giao du cố tìm một thanh gươm quý,Một đời cúi đầu bái phục vẻ đẹp của hoa mai. Trong xã hội xưa, người con trai đi giao du với bằng hữu là chuyện thường tình và đối với Cao Bá Quát thì mười năm lang bạt chỉ mong tìm được một thanh gươm quý biểu trưng cho nam tử có nghĩa khí, đó là điều hiếm gặp bởi không phải ai cũng làm được như vậy. Hình ảnh hoa mai đại diện cho người thanh bạch, quân tử bởi vì đây là loài hoa của mùa xuân và đứng đầu tứ quý. Ý Cao Bá Quát rằng cả đời mình chỉ bái lạy trước hoa mai có cốt cách bất phàm mà thôi, điều này cho thấy ông là một người ngang tàng và không sợ cường quyền hay tiền của, đây chính là nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm. Điều quý giá nhất đối với người nghệ sĩ tài hoa như Huấn Cao chính là gặp được tâm hồn đồng điệu với mình Bức châm tuy là viết trong khung cảnh nhơ nhuốc nhưng nhờ vậy mà nó trở nên đẹp đẽ và cao quý vô cùng, lời khuyên của Huấn Cao đã khép lại Chữ người tử tù để rồi neo đậu trong trái tim bạn đọc giá trị đáng trân trọng của cái đẹp nghệ thuật và tiếng nói tri âm của những tâm hồn đồng điệu lẫn nhau. Chữ người tử tù và tiếng dư âm còn vọng mãiTác phẩm không chỉ là cảm hứng của Nguyễn Tuân về giao thoại viết chữ đẹp nổi tiếng của Cao Bá Quát mà đó còn là lòng yêu nước thầm kín bằng cách hoài niệm quá khứ của nhà văn, bởi ông quá bất mãn với thực tại. Nguyễn Tuân đã tôn vinh vẻ đẹp của tâm hồn con người trong môi trường sống dơ bẩn đồng thời lên tiếng tố cáo chế độ Pháp thuộc thối nát vùi dập những đấng anh hùng như Huấn Cao, đây chính là ý nghĩa trường tồn của tác phẩm. Chữ người tử tù là tác phẩm kết đọng tinh hoa của cái đẹp nghệ thuật và tâm hồn con người Với nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc, cách dùng từ chuẩn xác và giàu sức gợi cảm của Nguyễn Tuân đã giúp Chữ người tử tù trở thành một trong những tác phẩm nổi bật nhất của tập Vang bóng một thời. Truyện ngắn là những dấu ấn khó phai trong trái tim bạn đọc bởi đó là hành trình đưa con người đến chân trời chân-thiện-mỹ của văn chương, tác phẩm đã góp phần khẳng định phong cách sáng tác độc đáo của Nguyễn Tuân và những quan niệm đúng đắn về cái đẹp mà ông cả đời trung thành theo đuổi. Chữ người tử tù một truyện ngắn gần đạt tới sự toàn mỹ. Vũ Ngọc Phan Chữ người tử tù đã đạt được nhiều thành công từ hình thức cho đến nội dung, tiếng nói tri âm của những tấm lòng cao cả sẽ neo đậu trong trái tim độc giả như giá trị của cái đẹp vững bền mãi ở lại cuộc đời này. Topnhacai - Nhà cái uy tín số 1 hiện nay | |