
Chú ý dạng câu hỏi lí thuyết: Chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, phải xem xét ion Fe3+ (chỉ có tính oxi hóa) và các ion mang điện tích âm (có thể có tính khử). Ví dụ FeCl3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Bạn đang xem: Lý thuyết sắt hóa 12
1. Tác dụng với phi kim
- Với phi kim là chất oxi hóa mạnh như clo, … Fe bị oxi hóa thành Fe3+
2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3
- Với oxi tạo ra oxit sắt từ (có thể tạo ra hỗn hợp FeO và Fe2O3)
3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4
- Với phi kim là chất oxi hóa trung bình như S thì Fe bị oxi hóa thành Fe2+
Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS
2. Tác dụng với axit
- Fe tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng sinh ra muối Fe2+ và khí H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Fe tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc nóng sinh ra muối Fe3+ và sản phẩm khử
Fe $\xrightarrow{+HN{{O}_{3}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(,{{t}^{o}})}$ Fe3+ + sp khử của $\overset{+5}{\mathop{N}}\,,\overset{+6}{\mathop{S}}\,$ + H2O (*)
- Đối với phản ứng (*) nếu Fe dư thì : Fe + 2Fe3+ $\to $ 3Fe2+
- Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội
3. Tác dụng với dung dịch muối:
Fe bị oxi hoá thành Fe2+ theo quy tắc α
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 2AgNO3 $\xrightarrow{{}}$ Fe(NO3)2 + 2Ag (1)
- Nếu Fe dư thì sau phản ứng thu được chất rắn gồm Ag và Fe dư; dung dịch chỉ có Fe(NO3)2
- Nếu AgNO3 dư thì xảy ra phản ứng AgNO3 + Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{}}$ Fe(NO3)3 + Ag (2)
$\Rightarrow $sau phản ứng thu được chất rắn chỉ có Ag (1+2) và dung dịch chứa Fe(NO3)3, AgNO3 dư
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan, quặng hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O
- Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất.
- Quặng xiđerit chứa FeCO3, quặng pirit chứa FeS2.
Xem thêm: Đáp Án Đề Minh Họa 2021 Môn Anh, Đề Minh Họa Năm 2021 Môn Tiếng Anh Có Đáp Án

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát
gmail.com
Trụ sở: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông - Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 240/GP – BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.